Có lẽ nhiều bạn đã biết đến món cháo yến thịt bằm bởi hương vị thơm lừng và giá trị dinh dưỡng của nó. Thơm ngon bổ dưỡng là vậy nhưng khá nhiều bạn chưa biết bí quyết để nấu món ăn này đảm bảo tiêu chí Ngon - Bổ - Nhanh. Vì vậy, bài viết dưới đây Nguyên Sa sẽ chia sẻ đến các bạn cách thực hiện món ăn này:
1. Công dụng cháo yến thịt bằm
- Cháo là món ăn thông dụng của người già, người đau ốm và trẻ nhỏ. Cháo trắng thì rất dễ ăn. Nhưng, đối với người bệnh và đặc biệt là trẻ nhỏ nếu chỉ ăn cháo trắng thôi thì hương vị sẽ khá nhạt, không ngon, không cung cấp đầy đủ các chất. Vậy, nếu thêm thành phần tổ yến vào sẽ thay đổi khẩu vị, mùi hương, kích thích vị giác hơn và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể với hơn 5 công dụng từ yến sào.
- Cháo yến tổ yến thịt bằm sẽ giúp cơ thể cung cấp các chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa... giúp người bệnh cảm giác ăn ngon miệng hơn, từ đó hạn chế việc thiếu hụt vitamin, các chất.
- Đối với trẻ nhỏ, các axit amin và dưỡng chất có trong yến sào sẽ hỗ trợ cho các con quá trình phát triển sức mạnh thể chất, não bộ, giúp trẻ sẽ lanh lợi và thông minh hơn.
2. Cách nấu cháo yến thịt bằm
2.1. Nguyên liệu
-
½ - 1 tai yến (tùy vào tuổi của trẻ)
-
Thịt heo nạc xay nhuyễn 30g
-
Gạo nếp, gạo tẻ tầm 50g
-
Gia vị nêm nếm gồm: nửa thìa cafe dầu mè (hoặc dầu gấc, dầu oliu đều được), nữa thìa cafe nước gừng, 1 vài giọt rượu trắng, nửa thìa cafe nước mắm ngon, chút hạt nêm, nửa thìa cafe nước tương.
-
Hành hoa, rau mùi: Mỗi cây vài lá.
-
Dụng cụ:
+ Nồi cơm điện hoặc nồi áp suất để nấu cháo
+ Chuẩn bị 1 xoong và 1 thố con để chưng yến
2.2. Sơ chế
-
Bước 1: Chúng ta đem gạo vo sạch, sau đó để ráo nước.
-
Bước 2: Thịt heo đã băm nhuyễn, sau đó đem đi ướp với chút hành khô băm nhỏ và hạt tiêu, nước tương, 1 vài giọt rượu trắng ½ thìa cafe nước gừng.
-
Bước 3: Hành và rau mùi rửa sạch và thái nhỏ
-
Bước 4: Tổ yến thì bạn tùy thuộc vào loại yến mà bạn mua nhé. Nếu bạn mua yến thô thì cần ngâm yến trong 2 tiếng đồng hồ rồi chắt sạch nước ngâm đó, cho yến ra đĩa nhặt sạch lông yến rồi để riêng. Với yến đã qua sơ chế bạn chỉ cần ngâm trong bát con trong khoảng thời gian từ 45 phút đến 1tiếng, đến khi yến tơi là được.
2.3. Cách chế biến
-
Bước 1: Thịt đã ướp cho vào chảo, thêm chút dầu ăn và đảo qua cho đến khi thịt tái.
-
Bước 2: Gạo đã ráo nước, bạn cho vào chảo đun trên lửa nhỏ cho đến khi gạo vàng và có mùi thơm thơm là được nè!
-
Bước 3: Đem gạo đó và thịt cho vào nồi cơm điện hoặc nồi áp suất thêm nước và nấu thành cháo.
*Lưu ý: Với số lượng gạo như vậy, bạn chỉ cần cho vào 200ml nước sạch để ninh cháo nhừ, cho nước nhiều quá dễ làm cháo bị loãng và nếu ít quá cháo bị khét.
-
Bước 4: Trong thời gian đợi cháo chín, chúng ta sẽ chưng yến. Cho nước và yến vào trong một thố và đem đi chưng hấp cách thủy trong 1 tiếng đồng hồ.
-
Bước 5: Khi cháo đã chín bạn có thể dùng giá đánh nhuyễn hoặc đảo, cho thêm chút các loại gia vị còn lại để dậy mùi, phù hợp khẩu vị gia đình là được.
Múc cháo ra chén, cho yến đã chưng lên trên cháo và rắc chút hành lá, rau mùi ( tùy bé nhà bạn có ăn được hành lá hay không nha) có thể thưởng thức ngay!
2.4. Cách thưởng thức món ăn
Một bát cháo yến cho người bệnh, trẻ nhỏ bổ sung dưỡng chất
Món ăn nên thưởng thức lúc nóng sẽ tốt hơn vì dậy mùi thơm đặc trưng của yến, hương vị của gạo và đảm bảo hình thức đẹp mắt với màu trắng đục của cháo, màu ngả vàng của yến, chút xanh xanh của rau. Tất cả hòa quyện lại tạo thành món ăn ngon từ cả màu sắc và hương vị.
Mẹo chế biến món ăn ngon:
Trong quá trình nấu nên bớt lại lượng nước mắm, chỉ nên đổ vào sau khi món cháo đã nấu xong, đây là “tuyệt chiêu” để món ăn dậy hương thơm. Đối với các loại dầu vừng, dầu mè sau khi tắt bếp mới tra, để đảm bảo giữ lại các chất dinh dưỡng cao nhất của món ăn.
2.5. Những lưu ý về cháo yến cho bé
Cháo yến rất có ích trong việc tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, trí não và phát triển chiều cao. Thế nhưng, chúng ta cũng không nên quá lạm dụng nguồn thực phẩm quý báu này. Các mẹ nên cho bé ăn cháo yến đúng cách và có chế độ khoa học để bé hấp thụ hết các chất dinh dưỡng có trong yến sào một cách tốt nhất.
Một số lưu ý:
- Bạn không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn các thực phẩm có yến. Vì trong độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, rất nhạy cảm, trong khi tổ yến thì lại rất giàu đạm và các khoáng chất. Vì thế, bé không hấp thu được các chất dinh dưỡng và có thể còn bị đầy bụng, tiêu chảy…Do đó, bạn chỉ nên cho bé trên 1 tuổi ăn cháo tổ yến.
- Không nên ngày nào cũng nấu cháo yến cho bé ăn. Vì cơ thể bé sẽ không hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng, dễ gây lãng phí. Cách tốt nhất bạn nên cho bé ăn cách 2 ngày làm 1 bữa cháo tổ yến.
- Bạn nên cho bé ăn yến sào với liều lượng vừa đủ:
+ Bé từ 1-3 tuổi : theo liều lượng 1-2gr/lần dùng (khoảng 50g tổ yến/1 tháng).
+ Bé từ 3-10 tuổi: khoảng 2-3gr/lần dùng (tầm 100g tổ yến/1 tháng).
3. Cháo yến sào mua ở đâu ?
Các món cháo yến tại cửa hàng Yến Sào Nguyên Sa
Trường hợp đối với những bạn là người khá là bận rộn, nhưng rất quan tâm gia đình chỉ là không có thời gian nấu nướng nhiều hoặc bạn không giỏi chuyện bếp núc lắm...
Đừng lo lắng!
Đã có Yến Sào Nguyên Sa sẽ giúp bạn nấu cháo yến mỗi ngày.
Chỉ cần bạn gọi điện đặt trước bên cửa hàng, sẽ có ngay các món ăn thơm ngon, đầy chất dinh dưỡng từ các đầu bếp của Nguyên Sa:
- Chi nhánh 1: 178 Phan Xích Long, P7, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
- Chi nhánh 2: Landmark 4 Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Q.Bình Thạnh
SĐT 028.22.101.909
Đặc biệt, ngoài món cháo yến thịt bằm ra, tại Nguyên Sa còn có các món cháo như:
- Cháo yến tôm rau ngót, cà rốt
- Cháo yến bò đậu Hà Lan cà rốt
4. Lời kết
Trên đây là công hiệu của cháo yến đem lại, và các bước nấu cháo yến thịt bằm dành cho bé. Nguyên Sa chúc các bạn thành công với món ăn nhé. Nếu bạn cảm thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ đến mọi người. ^^
Các bài khác
- Giải đáp thắc mắc yến tươi và yến khô cái nào tốt hơn? (13.05.2023)
- Hướng dẫn cách nấu cháo yến cho người bệnh (13.05.2023)
- Hướng dẫn cách sử dụng yến sào hiệu quả cho từng đối tượng (17.04.2023)
- Ưu đãi Yến nhà tinh chế Bể - Mua 1 được tặng 4 (17.04.2023)
- Khách hàng nói gì về Yến Sào Nguyên Sa? (17.04.2023)