Hiện nay, nhiều bệnh nhân tiểu đường quan tâm đến cách chưng yến không đường. Bởi yến giúp bồi bổ cơ thể và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Người bệnh tiểu đường có thể bổ sung tổ yến vào chế độ ăn để giúp phục hồi sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh nhưng phải đúng cách và sử dụng hợp lý. Vậy cách chưng yến không đường cho người tiểu đường như thế nào? Mời bạn hãy cùng Yến Sào Nguyên Sa tìm hiểu ngay thông qua bài viết sau nhé!
Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn yến sào hay không?
Đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) đề cập đến một rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi lượng đường cao hơn bình thường do thiếu insulin hoặc kháng insulin. Điều này dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng trong quá trình chuyển hóa protein, đường, khoáng chất và chất béo. Người bị tiểu đường có thể bổ sung yến sào vào chế độ ăn uống để giúp phục hồi sức khỏe.
Chế độ ăn uống của bệnh tiểu đường luôn cần phải theo dõi chặt chẽ. Vì vậy, người bệnh phải tránh nhiều thức ăn, đặc biệt là thức ăn có chứa đường để ngăn chặn sự hấp thu glucose trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, dẫn đến suy nhược và giảm cân.
Nhiều người mắc bệnh tiểu đường thắc mắc rằng:” Liệu có thể sử dụng yến sào hay không?”. Yến sào (tổ yến) được biết đến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với hơn hơn 30 loại vi khoáng, 18 loại axit amin, hàm lượng canxi, sắt, protein,… dồi dào. Dùng tổ yến đúng cách giúp bồi bổ cơ thể, cải thiện tình trạng suy nhược, đồng thời cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Dinh dưỡng của yến sào đối với người bệnh tiểu đường
Yến sào là một loại thực phẩm được xem là có giá trị dinh dưỡng cao, nó chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, collagen, axit amin, khoáng chất và vitamin. Các thành phần dinh dưỡng của yến sào bao gồm:
-
Protein: Yến sào có chứa nhiều protein, chủ yếu là glycoprotein. Protein là chất dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phục hồi cơ bắp, xây dựng mô tế bào và sản xuất các hormone và men.
-
Collagen: Yến sào chứa collagen, một loại protein đặc biệt giúp duy trì sức khỏe của tóc, da và móng. Collagen cũng hỗ trợ khớp và xương khỏe mạnh.
-
Axit amin: Yến sào chứa nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể, bao gồm arginine, cysteine, glycine, histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine,...có trong yến sào giúp bão hòa, ổn định lượng đường trong máu, đồng thời hỗ trợ hình thành Hemoglobin (đóng vai trò vận chuyển, giải phóng glucose và oxy trong cơ thể).
-
Khoáng chất: Yến sào chứa nhiều khoáng chất như canxi, sắt, natri, kali, magie, phospho, mangan và kẽm. Khoáng chất là chất dinh dưỡng quan trọng giúp duy trì các chức năng cơ thể, bao gồm hoạt động của tim, thần kinh và xương.
-
Vitamin: Yến sào cũng chứa các loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin E và vitamin D.
Người tiểu đường ăn yến giúp mang đến những lợi ích cho sức khoẻ?
Ngoài tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, tổ yến còn mang lại nhiều lợi ích khác cho người bệnh tiểu đường. Như đã thông tin, bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hiện nay, các chuyên gia khuyên nên đưa tổ yến vào chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường vì những lý do sau:
- Điều hòa lượng đường trong máu: Tổ yến chứa các axit amin thiết yếu. Đặc biệt, leucine và isoleucine có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, đảm bảo lượng đường trong máu không bị hạ và tăng đột ngột. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với bệnh nhân tiểu đường và những người có vấn đề về trao đổi chất.
- Chống lại tình trạng kháng insulin: Bệnh tiểu đường có liên quan đến lượng đường trong máu cao và tình trạng kháng insulin của các tế bào miễn dịch. Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy giúp chuyển hóa đường thành năng lượng. Kháng insulin khiến lượng insulin giảm, dẫn đến lượng đường trong máu cao và mệt mỏi vì thiếu năng lượng. Thông qua cơ chế kháng insulin, tổ yến giúp đảm bảo quá trình sản xuất insulin của tuyến tụy và giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định.
- Giảm các triệu chứng tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe khác nhau như mệt mỏi, năng lượng thấp,... Nếu bạn bổ sung yến sào, các triệu chứng này sẽ giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, món ăn từ tổ yến sào còn giúp bệnh nhân tiểu đường chống lại sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn hiếm gặp gây ra các bệnh viêm nhiễm.
Trên thực tế, ít có loại thực phẩm nào giàu protein nhưng lại ít chất béo và chỉ số đường huyết thấp như yến sào. Tránh tình trạng ăn quá nhiều khiến bệnh nhân tiểu đường bị suy dinh dưỡng, sụt cân và suy nhược nhiều. Vì lý do này, người bệnh tiểu đường nên bổ sung các món ăn từ tổ yến để có sức khỏe tốt hơn và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Tổ yến chưng kỷ tử và hạt chia
Kỷ tử là một trong những vị thuốc Đông y được sử dụng phổ biến. Kỷ tử tốt cho thị lực, giúp cải thiện làn da, mái tóc và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, dược liệu này còn có hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết.
Hướng dẫn cách chưng yến không đường cực ngon
Cách chưng yến với kỷ tử, hạt chia cho người tiểu đường
-
Chuẩn bị 3 – 5g yến sào, 1/2 thìa cà phê hạt chia, 3g kỷ tử và 1 thìa cà phê mật ong.
-
Rửa sạch kỷ tử với nước, để ráo. Ngâm nở yến sào trong 40 phút với nước sôi để nguội và vớt ra để ráo.
-
Cho yến sào vào thố sứ, thêm nước vào sao cho lượng nước gấp 3 – 4 lần lượng yến sào.
-
Chưng trong 20 phút thì thêm kỷ tử, hạt chia và mật ong vào chưng thêm 10 phút.
-
Khi món ăn chín, có thể thêm vào vài lát gừng để khử mùi tanh của yến sào và thưởng thức khi món ăn còn nóng.
Ngoài món yến sào chưng kỷ tử, hạt chia, người bị tiểu đường có thể uống nước hạt chia hoặc trà kỷ tử hằng ngày để cải thiện sức khỏe.
Yến sào chưng nấm tuyết và táo đỏ
Nấm tuyết (ngân nhĩ) là vị thuốc quý trong Đông y. Loại nấm này có màu trắng như tuyết, vị ngọt nhẹ, giòn mát.
Yến sào, nấm tuyết và táo đỏ đều là những loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng không chứa chất béo. Vì vậy, món yến chưng nấm tuyết táo đỏ rất thích hợp với người béo phì, người bị tiểu đường và cao huyết áp.
Hướng dẫn cách chưng yến sào với nấm tuyết, táo đỏ cho người bị tiểu đường:
-
Chuẩn bị 3 – 5g yến sào, 20g nấm tuyết, táo đỏ và đường phèn vừa đủ
-
Ngâm yến sào cho mềm, sau đó vớt ra để ráo. Nấm tuyết có thể ngâm với nước ấm để nấm nở nhanh, kế tiếp rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn.
-
Cho yến sào và nấm tuyết vào thố chưng, đổ 300ml nước vào và chưng cách thủy trong 20 – 25 phút là được.
-
Sau đó, cho táo đỏ và đường phèn vào chưng thêm 10 – 15 phút là được.
Lựa chọn mua yến sào chất lượng ở đâu?
Yến Sào Nguyên Sa đã mặt trên thị trường hơn 10 năm qua, chuyên cung cấp SỈ và LẺ các loại yến sào chất lượng. Sản phẩm Yến Sào Nguyên Sa đã được phân phối khắp cả nước. Với chất lượng đảm bảo và giá cả tốt đã giúp cho khách hàng luôn tin tưởng và trung thành sử dụng sản phẩm Yến Sào của Nguyên Sa.
Tại Nguyên Sa chuyên cung cấp các sản phẩm:
- Chè yến các loại
- Nước yến tươi
- Yến nhà tinh chế
- ...
Lời kết
Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ học được cách chưng yến không đường dành cho người bệnh tiểu đường. Hãy là người tiêu dùng thông minh trong việc lựa chọn đúng cơ sở cung cấp yến sào uy tín, chất lượng các bạn nhé!
Các bài khác
- Giải đáp thắc mắc yến tươi và yến khô cái nào tốt hơn? (13.05.2023)
- Hướng dẫn cách nấu cháo yến cho người bệnh (13.05.2023)
- Hướng dẫn cách sử dụng yến sào hiệu quả cho từng đối tượng (17.04.2023)
- Ưu đãi Yến nhà tinh chế Bể - Mua 1 được tặng 4 (17.04.2023)
- Khách hàng nói gì về Yến Sào Nguyên Sa? (17.04.2023)